Lamborghini Huracán LP 610-4 t
* NEWNHAT.XTGEM.COM
Đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.

Truyện tình cảm - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - trang 4

bất cứ một khu vườn nào, bởi vì, những bông hoa

sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát.

Và lúc đó, bạn sẽ tiếc lắm nếu thế giới này vắng đi những bông hoa. Bạn sẽ tự hỏi, tại sao trong khu vườn không có người dẫn lối? Người ta

sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dẫn lối nào? Bạn sẽ từ từ nói, đó là NHỮNG

BÔNG HOA…

Những bông hoa chính là người đưa đường!

Chương 6: Ðôi guốc của cô giáo Hà

Cô giáo Hà lùn xịt nên cô mang đôi guốc cao gót. Từ dưới bục giảng

nhìn cô vẫn thấy lùn. Cô chải tóc tém. Mẹ tôi nói, nhờ vậy nhìn cô trẻ

mãi. Có một lần, khi gọi tôi lên bảng, cô nhìn tôi một hồi rồi nói:

- Em lớn nhanh thật, chẳng vài năm em sẽ cao bằng cô.

Tôi nói:

- Ðó là nhờ em chơi thể thao.

Cô trợn mắt hỏi lại:

- Em chơi thể thao?

- Dạ, đúng vậy. Bố em nói, những người chơi thể thao luôn cao ráo và xinh đẹp. Mẹ em không chịu chơi thể thao nên mặt mụn đầy!

Cô cười cười không nói gì.

Tôi hỏi:

- Cô có chơi thể thao không?

Cô nói:

- Có… có… – sau đó nói thêm – chút chút…

Tôi hay quan sát đôi guốc cao gót của cô. Mỗi lần cô bước lên bục

giảng, tim tôi cứ thót lại vì sợ cô ngã. Nhưng cô không ngã, còn đi rất

nhanh. Cô bước những bước chân thật dài. Có lẽ cô phải tập công phu lắm.

Tôi hỏi mẹ, để đi được như cô có lâu lắm không? Mẹ tôi lắc đầu, mẹ

không biết. Mẹ chưa bao giờ đi guốc cao gót vì chân mẹ rất to. Mẹ cũng

rất thích nhưng chưa bao giờ có can đảm mua nó. Mẹ đã quen đi những đôi

dép mỏng và bền. Vả lại, một đôi guốc cao gót không thể đi ruộng và lội

sình. Nó phải đi trên đường nhựa cùng với áo dài. Dáng của mẹ lại xấu,

không thể bận áo dài được. Mẹ nói, ngày mẹ còn trẻ, mẹ có bận áo dài một lần nhưng sau đó thì thôi luôn. Khi bận áo dài, tôi sẽ không nhận ra

mẹ. Mẹ thích tôi phải nhận ra mẹ kia. Thế là tôi không hỏi nữa.

Cô Hà có hai đôi guốc, một đôi màu xanh, một đôi màu đỏ. Cô cứ luân phiên thay đổi nhau, hai ngày đôi này, hai ngày đôi kia. Tôi thích đôi

màu xanh hơn vì nó cao vừa phải, lại trông xinh xắn. Khi đi, nhìn cô ít

gồng hơn, tự nhiên hơn.

Bẵng đi một dạo, không thấy cô mang nữa. Cô chỉ mang đôi guốc cao

gót màu đỏ. Trên bục giảng cao, màu đỏ trông thật nhức mắt. Tôi chờ mãi

vẫn không thấy cô mang đôi màu xanh. Thế là một hôm tôi hỏi cô:

- Cô ơi, sao cô không mang đôi guốc màu xanh?

Cô xòe to con mắt nhìn tôi:

- Em còn nhớ đôi guốc của cô à?

Tôi gật đầu:

- Em thích cô mang đôi guốc đó lắm. Trên bục giảng, trông cô cao vút.

Cô gật gù có vẻ sung sướng lắm:

- Cám ơn em. Nhưng đôi guốc đó quá cũ.

- Không sao cả, trông nó vẫn đẹp. Mẹ em luôn mang những đôi dép cũ. Bố em nói, quăng nó đi. Nhưng mẹ không chịu. Mẹ nói đôi dép đó đã quen

với mẹ rồi, nó là đôi dép đẹp nhất.

- Thế rồi bố em có nói gì không?

- Bố em chịu thua mẹ. Bố em nói, mẹ cứng đầu lắm! Nhưng em biết bố

đùa, bố không bao giờ nói mẹ cứng đầu. Có hôm em còn nghe bố nói mẹ là

cục cưng. Em thắt cười lắm. Mẹ to như vậy mà bảo là cục cưng. Vậy mà bố

vẫn cứ nói cục cưng, cục cưng…

Hôm sau, cô Hà mang đôi màu xanh. Nhìn thấy tôi, cô trợn trợn con

mắt như muốn bảo: bí mật đó nhé! Bí mật này chỉ có cô và em biết thôi.

Tôi vui lắm, không ngờ cô Hà lại tin tôi như vậy. Tôi có cảm giác, cô

mang guốc chỉ để cho một mình tôi nhìn.

Giờ ra chơi, tôi chạy vụt đến chỗ cô, nói:

- Cô đẹp quá!

Cô cười, mặt đỏ lựng. Cô nói:

- Cám ơn. Nhờ em, cô mới biết đôi guốc màu xanh làm cô đẹp ra.

Khoảng một tháng sau bỗng tôi thấy cô xuất hiện trên bục giảng với

đôi guốc màu đỏ. Cô nhún vai nhìn tôi. Thì ra, đôi guốc màu xanh đã gãy

cái gót. Khi mang cô sẽ đi cà thọt.

Cô nói:

- Nó cũ quá rồi. Không thể sửa chữa được nữa.

Tôi an ủi cô:

- Không sao cả, màu đỏ trông cô cũng vẫn đẹp. Em sẽ không nhìn đôi

guốc nữa, em sẽ nhìn khuôn mặt của cô, khuôn mặt sẽ không bao giờ cũ,

khuôn mặt sẽ không bao giờ bị gãy gót.

Cô cười trông vui lắm, nói:

- Em là người hiểu cô nhiều nhất. Khi em hiểu đôi guốc của một

người thì có nghĩa là em hiểu người đó. Em sẽ hiểu, tại sao người ta yêu cái màu xanh này mà lại không yêu cái màu đỏ kia.

- A! Em hiểu rồi. Cô yêu đôi guốc màu xanh này là tại vì cô yêu em.

Từ đó, tôi không còn thắc mắc đôi guốc cao gót của cô Hà nữa. Cô có đi chân không tôi vẫn yêu cô. Mẹ nói chừng nào đến ngày nhà giáo, sẽ

biếu cô một đôi guốc màu xanh.

Và tôi chờ đợi, lâu lắm… Lâu quá trời lâu!

Chương 7: Truớc khi đi học về, hãy để quên một cái gì đó

Một hôm, lớp học của tôi bỗng xôn xao vì một chuyện lạ. Ðầu tiên

không ai để ý cả, nhưng dần dần mọi việc đã quá rõ. Thằng Tí là người

luôn đi học sớm. Ðiều này lạ hoắc vì chưa bao giờ nó siêng năng như vậy. Khi đi học, nó còn không thèm gọi tôi. Nhiều lần lặp lại liên tiếp, thế là tôi ráng dậy sớm để đi theo nó, rình. Nó giở trò gì đây, tôi chẳng

biết. Nó chỉ cắm cúi đi.

Khi đến lớp, nó nhảy xổ đến bàn cô giáo nhặt một cái gì đó rồi đi

về bàn mình. Cầm cái vật nhỏ nhỏ trong tay, nó cứ cười miết. Hỏi cười

cái gì, nó cũng không nói.

Tôi kể mọi chuyện cho tụi bạn nghe. Thế là cả bọn chúng tôi quyết

định sẽ đến sớm hơn. Nhưng thật không may, khi đến lớp đã thấy nó ngồi

chễm chệ, cười cười, không nói. Hôm sau tụi tôi đi sớm hơn nữa, vẫn thấy nó ngồi cười cười. Nó luôn đến trước. Mãi cả tuần sau, tôi mới được hân hạnh là người đến đầu tiên.

Trên bàn cô giáo có một gói giấy nhỏ. Khi mở ra bên trong có một

viên kẹo, chẳng biết ai đã để ở đây và để khi nào. Tôi vừa lột viên kẹo

bỏ vào miệng thì vừa lúc thằng Tí xông vào.

Tôi hét to:

- Tao biết bí mật của mày rồi!

Thằng Tí bĩu môi:

- Tao đã ăn được những hai mươi viên.

- Nhưng ai để lại vậy?

- Tao không biết.

Giờ ra chơi, tụi bạn bu quanh tôi hỏi:

- Cái gì vậy?

Tôi nhìn thằng Tí rồi cười cười. Bọn chúng tức điên lên, hỏi mãi,

tôi cũng chỉ cười cười. Làm sao có thể cho bọn chúng biết điều bí mật

ngọt ngào này được!

Cách vài hôm, lại thêm một đứa mới biết điều bí mật. Chúng tôi cứ

nhìn nhau cười cười… Rồi dần dần, lớp chúng tôi ai cũng biết điều bí

mật. Nhưng ai là người làm ra điều bí mật đó thì không được biết. Chúng

tôi đã phân công nhiều ổ mai phục, nhưng cuối cùng chẳng thu được kết

quả gì. Luôn luôn, vào sáng sớm, trên bàn cô lại xuất hiện một viên kẹo.

Lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ là cô giáo Hà. Nhưng không phải. Cô luôn

ra khỏi lớp khi trong phòng vẫn còn chúng tôi. Vậy thì ai? Nghĩ mãi vẫn

không ra.

Một hôm tôi ngồi lì trong lớp, định ngồi đến sáng để chờ người lạ

mặt nhưng vì đói bụng quá đành ôm sách về. Rồi tôi chợt nghĩ, tại sao

mình không gởi cho người lạ mặt một lá thư. Thế là tôi viết ngay. “Gởi

người lạ mặt. Anh là ai vậy, có thể cho tôi biết được không?”.

Hôm sau tôi vào lớp sớm, trên bàn vẫn như thường lệ có một viên kẹo gói trong tờ giấy nhỏ. không có thư trả lời, còn lá thư của tôi thì

biến mất. Chứng tỏ người lạ mặt đã lấy nó đi.

Tôi suy nghĩ lung lắm. Tại sao người lạ mặt không trả lời tôi? Một ý định khác chợt đến với tôi, tôi sẽ là người lạ mặt. Tại sao không chứ?

Tôi cũng làm được vậy.

Hôm đó tôi giấu một trái ổi to trong cặp. Ðợi tụi bạn đi học về

hết, gói nó lại bằng một tờ báo rồi đề chữ lên: Tôi – Người lạ mặt – có

món quà nhỏ tặng người đến sớm.

Hôm sau, tôi nghe bọn chúng kháo nhau:

- Ðến hai người lạ mặt. Một người để trái ổi, một người để cục kẹo.

Hôm sau nữa bỗng xuất hiện ba người lạ mặt, rồi bốn, rồi năm, rồi

sáu, bảy… Bây giờ thì chúng tôi vỡ lẽ ra rồi. Người lạ mặt đang ở

trong lớp. Những buổi đi học về, đứa này cứ nhìn đứa kia nấn ná không

muốn rời lớp. Chúng chính là những kẻ lạ mặt.

Nhưng người lạ mặt đầu tiên là ai, vẫn không biết.

Những buổi sáng đi học sớm, chúng tôi – những người lạ mặt – người

lạ mặt này ăn món quà của người lạ mặt kia. Lâu lâu trong món quà còn

kèm những câu hỏi rất vui. Và chúng tôi ngầm thỏa thuận trả lời những

câu hỏi của nhau bằng những món quà. Nhưng chúng tôi vẫn ấm ức một điều, ai là người lạ mặt đầu tiên?

Tôi kể chuyện này cho bố nghe. Bố nói:

- Ðó mới là điều bí mật. Trong mỗi người bạn của con đều có một

điều bí mật và một món quà, đúng chưa? Khi biết món quà của ai, ta sẽ

yêu người đó mà không yêu những người khác. Khi nhận một món quà không

biết ai gởi, con sẽ yêu tất cả những người con quen. Vì biết đâu, một

trong số họ đã gởi món quà đó. Chúng ta không nên biết người lạ mặt để

làm gì cũng là một điều hay…

Tôi đi học và tôi biết, mỗi buổi sáng luôn có một người bạn nào đó

tặng tôi một món quà. Bạn có thấy điều đó thú vị không? Bạn hãy tưởng

tượng đi. Những người xung quanh chúng ta đều có thể là người lạ mặt. Và tất nhiên, trước khi đi học về, bạn hãy nhớ quên một cái gì đó. Và bạn

sẽ thấy, người lạ mặt từ từ xuất hiện thật nhiều, cho đến lúc tất cả

chúng ta đều là người lạ mặt.

Chương 8: Một ngày kinh hoàng

Từ ngày lấy cô Hồng làm vợ, chú Hùng ít sang nhà tôi. Bố tôi nói

chú rất bận. Với lại khi lấy vợ, chú phải chăm sóc vợ, vợ là người chú

yêu mà!

Thỉnh thoảng chú mới ghé đầu vào cái mền của tôi, nói:

- Ôi! Lâu quá tôi mới gặp người láng giềng.

Tôi cũng đã quen những buổi sáng không có chú; những lần chú sang,

tôi cứ thấy là lạ, hình như không phải. Tôi nằm im lắng nghe bước chân

nhè nhẹ đang đi đến giường.

Tôi chồm dậy, hỏi:

- Chú Hùng phải không?

Chú ngúc ngoắc cái đầu. Tôi thương chú vô cùng. Mẹ nói, những người có “gia đình” vất vả lắm. Tôi thấy chú vẫn như ngày nào, vui nhộn và dễ gần. Chú chỉ hơi đen. Cô Hồng cũng đã chuyển chỗ về làm ngay trong xã.

Buổi sáng, cô vấn tóc củ tỏi như những người già, trong khi khuôn mặt

lại trẻ măng, nhìn cứ ngờ ngợ, buồn cười! Suốt cả ngày, chú Hùng đánh

vật với đám đất phía sau.

Tôi ghé sang, múc cho chú ca nước.

Chú nói:

- Cháu xem chú cứ như khách.

Tôi lật những tổ dế, thấy con nào con nấy tròn đen. Tôi đem chúng

về thả trong vườn. Ðêm tiếng gáy nghe lanh lảnh và hơi buồn. Buổi sáng

tôi chăn bò giùm chú.

Chú đã sắm chiếc xe, chừng nào dỡ xong đám đất, chú sẽ đánh vào

rừng. Trong rừng thú vị lắm, chú hứa sẽ cho tôi đi theo.

Full | Lùi trang 3 |Tiếp trang 5

*Trang chủ
4/592